Quản lý Internet Internet_tại_Việt_Nam

Thời gian đầu, Tổng công ty nhà nước VNPT quản lý máy chủ Hệ thống tên miền quốc gia (DNS) và tên miền.vn, từ năm 2000 chuyển giao qua Trung tâm Internet Việt Nam, khi Trung tâm này được nhà nước Việt Nam thành lập [32]

Internet ở Việt Nam hiện nay do Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), một đơn vị trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý.[33]

VNNIC thành lập vào ngày 28/04/2000 có nhiệm vụ thực hiện các chức năng như sau:

  • Quản lý, phân bổ, giám sát và thúc đẩy việc sử dụng nguồn tài nguyên tên miền, địa chỉ, số hiệu mạng Internet tại Việt Nam
  • Thông tin hướng dẫn, thống kê về mạng Internet
  • Tham gia các hoạt động quốc tế về Internet.

Hệ thống máy chủ tên miền quốc gia

Hệ thống máy chủ tên miền quốc gia do Trung tâm Internet Việt Nam phụ trách bao gồm việc quản lý không gian tên miền cấp quốc gia .vn đồng thời nhận yêu cầu, phản hồi các truy vấn tên miền .vn.[34]

Hệ thống bao gồm các cụm máy chủ như sau:

Danh sách các cụm máy chủ DNS ".vn"
A.DNS-SERVERS.vn Internet address = 194.0.1.18
B.DNS-SERVERS.vn Internet address = 203.119.10.105
C.DNS-SERVERS.vn Internet address = 203.119.38.105
D.DNS-SERVERS.vn Internet address = 203.119.44.105
E.DNS-SERVERS.vn Internet address = 203.119.60.105
F.DNS-SERVERS.vn Internet address = 203.119.68.105
VN.cctld.authdns.ripe.net Internet address = 193.0.9.126
VN.cctld.authdns.ripe.net IPv6 address = 2001:67c:e0::126

Kiểm duyệt

Màn hình tại một quán Internet tại Thủ Đức, cảnh báo khách hàng không được truy cập những trang web "phản động" hay "đồi trụy"

Chính quyền Việt Nam kiểm duyệt việc truy cập Internet một cách rộng rãi, dùng nhiều biện pháp, cả về pháp lý lẫn kỹ thuật. Công trình nghiên cứu OpenNet Initiative của Đại học Harvard, Đại học Toronto, Đại học OxfordĐại học Cambridge đánh giá mức kiểm duyệt của Việt Nam trong lĩnh vực chính trị là "sâu rộng" (pervasive),[35] trong khi tổ chức Ký giả không biên giới mấy năm liền liệt kê Việt Nam trong danh sách 10 nước "kẻ thù của Internet".[36][37] Nỗ lực của chính phủ Việt Nam để quản lý, kiểm tra, và giám sát việc sử dụng Internet còn được gọi là "bức tường lửa tre" ("bamboo firewall").[38]

Trong khi chính quyền Việt Nam cho rằng các nỗ lực kiểm duyệt Internet là để bảo vệ người dùng khỏi phải đối mặt với các nội dung tục tĩu hay "đồi trụy", phần lớn các website bị kiểm duyệt chứa các nội dung nhạy cảm về chính trị hay tôn giáo nhằm chống phá vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.[39] Các báo của nhà nước cũng liên tục đả phá và lên án các trang cá nhân [40]Theo nghiên cứu của OpenNet, các website bị chặn hầu hết có nội dung về các hoạt động chống đối của người Việt hải ngoại, các tổ chức báo chí hải ngoại hay tổ chức độc lập, nhân quyền, hay các đề tài tôn giáo hoặc bất đồng chính kiến.[35][41] Năm 2010, Bộ phận an ninh mạng của tập đoàn Google cho hay đã phát hiện ra chiến dịch tấn công các trang web nhạy cảm chính trị bằng tiếng Việt và hãng bảo mật McAfee cáo giác tin tặc có thể có liên hệ với chính phủ Việt Nam.[42] Một số mạng xã hội, như Facebook, đôi khi cũng gặp vấn đề truy cập.[43][44][45] Chính quyền đã công khai phá sập một số website hay trang blog với nội dung "không phù hợp", trong khi một số website đối lập bị tin tặc tấn công.[36] Tổ chức Ân xá Quốc tế cũng đã đưa ra nhiều trường hợp các nhà hoạt động Internet bị bắt giữ vì các hoạt động trên mạng.[46]

Tháng 6 năm 2018, Quốc hội Việt Nam thông qua Luật An ninh mạng nhằm xây dựng một "môi trường mạng lành mạnh" tại Việt Nam bằng cách kiểm soát các nội dung đăng online (theo Bộ Văn hóa Thông tin). Tuy nhiên, những người chỉ trích nói rằng luật trao cho Đảng Cộng sản nhiều quyền lực để kiểm duyệt, định hướng dư luận và trấn áp những ý kiến bất đồng trên mạng.[47]

Các văn bản pháp luật

  1. Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 2013 của Chính phủ về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.[48]
  2. Quyết định số 18/QĐ-VNNIC ngày 10/1/2011 của Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam quy định thời điểm cho phép đăng ký lại các tên miền ".vn" không còn nhu cầu sử dụng đề nghị trả lại, tên miền hết thời hạn sử dụng mà không đóng tiếp phí duy trì.
  3. Thông tư số 189/2010/TT-BTC ngày 24/11/2010 của Bộ Tài chính quy định về phí, lệ phí tên miền quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí tên miền quốc giađịa chỉ Internet của Việt Nam.
  4. Quyết định số 73/QĐ-VNNIC ngày 17/3/2010 của Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam hướng dẫn xử lý tên miền quốc gia ".vn" có tranh chấp.
  5. Quyết định số 196/QĐ-VNNIC ngày 6/8/2010 của Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam quy định hướng dẫn việc đăng ký và quản lý sử dụng địa chỉ IP/số hiệu mạng tại Việt Nam.
  6. Nghị định 28/2009/NĐ-CP ngày 20/3/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet
  7. Thông tư số 09/2008/TT-BTTTT ngày 24 tháng 12 năm 2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet.
  8. Chỉ thị số 03/2008/CT-BTTTT ngày 6/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc thúc đẩy sử dụng địa chỉ Internet thế hệ mới IPv6.
  9. Quyết định số 848/1997/QĐ-BNV(A11) ngày 23/10/1997 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định về biện pháp và trang thiết bị kiểm tra, kiểm soát đảm bảo an ninh quốc gia trong hoạt động Internet ở Việt Nam.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Internet_tại_Việt_Nam http://www.bayvut.com.au/nh%E1%BB%8Bp-s%E1%BB%91ng... http://www.google.com/trends/?q=sex&ctab=0&geo=all... http://www.mcafee.com/uk/about/news/2010/q4/201010... http://www.voanews.com/vietnamese/news/internet-us... http://cyber.law.harvard.edu/newsroom/opennet_viet... http://opennet.net/research/map/socialmedia http://opennet.net/research/profiles/vietnam http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/09/dut-cap... http://vnexpress.net/gl/vi-tinh/2007/10/3b9fb98d/ http://vnexpress.net/gl/vi-tinh/2008/12/3ba09570/